Có 8 loại hình đầu tư Bất động sản chính, nhà đầu tư cần phân tích ưu nhược điểm từng loại hình để có chiến lược phù hợp.
Thị trường Bất động sản (BĐS) Việt Nam đang dần ấm nóng, thu hút sự trở lại của giới đầu tư trong và ngoài nước. Trong bối cảnh này, các loại hình đầu tư bất động s đang rất được quan tâm. Lựa chọn được loại hình phù hợp chính là mấu chốt cơ bản để kiếm lời từ thị trường này.
Có mấy loại hình đầu tư Bất động sản?
Nhìn nhận thị trường Việt Nam hiện nay, có thể thấy mọi xu hướng giao dịch đều xoay quanh 8 loại hình đầu tư BĐS chính là
1. Căn hộ chung cư
Căn hộ chung cư mang đến những lựa chọn đa dạng nhất cho giới đầu tư BĐS. Đầy đủ từ phân khúc cao cấp đến bình dân, tiện ích đa dạng, xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành và các dự án ở những thành phố đông dân sẽ luôn là mặt hàng hot thu hút người mua.
Đầu tư căn hộ có ưu điểm là thanh toán linh hoạt, tính thanh khoản tốt do nhu cầu nhà ở tăng cao. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý cẩn trọng vì chu kỳ tăng giá nhẹ, nhiều dự án “thổi phồng” so với thực tế, xuống cấp nhanh. Chưa kể tiến độ hoàn thành dự án của chủ đầu tư như thế nào.
2. Nhà phố
Có thể thấy đây là loại hình đầu tư Bất động sản rất tiềm năng. Nhà phố xây sẵn vừa có thể ở, vừa có thể kinh doanh. Vì vậy những căn nhà chất lượng tốt, vị trí đẹp luôn được săn đón.
Loại hình này mang đến thu nhập tốt, dòng tiền cho thuê ổn định, pháp lý cũng rất rõ ràng. Nhược điểm là vốn đầu tư cao và tính thanh khoản cũng phụ thuộc nhiều vào biến động thị trường.
3. Đất nền - Loại hình đầu tư Bất động sản đầy tiềm năng, ít rủi ro
Loại hình đất nền hình thành từ rất lâu nhưng sức nóng của nó chưa bao giờ giảm. Trên thị trường BĐS hiện nay, có thể thấy đây là loại hình thu hút nhất nhì giới đầu tư.
Để đầu tư đất nền, nhà đầu tư cần có kiến thức và khả năng phân tích sự nhạy bén trong nắm bắt thị trường. Vốn đầu tư đất nền cũng thấp hơn so với nhà phố. Lợi nhuận từ đất nền cũng rất ấn tượng và khả năng rớt giá rất thấp.
Tuy nhiên, rủi ro từ đất nền cũng không hề nhỏ. Các dự án “ma” có thể khiến nhà đầu tư sập bẫy. Pháp lý đất nền cũng là vấn đề cần cân nhắc. Và thêm nữa, dự án trong khu kinh tế phát triển thì giá rất cao, còn nếu dự án rơi vào vị trí mà kinh tế trì trệ sẽ rất khó ra hàng.
4. BĐS nghỉ dưỡng
Loại hình đầu tư Bất động sản này rất có tiềm năng vì nó dựa vào tình hình phát triển du lịch địa phương. Vì là loại hình khá đặc thù nên nó cũng có sức hút mạnh mẽ, tiềm năng tốt và lâu dài.
Tuy nhiên, lợi nhuận của BĐS nghỉ dưỡng cho lợi nhuận lại phụ thuộc vào biến động thị trường du lịch. Điển hình như giai đoạn Covid 19, đây là loại hình ế ẩm và rủi ro nhất. Hơn nữa, chi phí đầu tư cho loại hình này cũng rất cao. Nhà đầu tư cần chọn phân khúc tốt ở những địa điểm có nền du lịch phát triển để xuống tiền.
5. Shophouse - loại hình đầu tư Bất động sản đầy triển vọng
Mô hình nhà ở thương mại Shophouse đang trở thành xu hướng mới. Vừa có thể kinh doanh vừa có thể ở, loại hình này đang phát triển khá mạnh mẽ ở các dự án quy hoạch đô thị, KDC. Loại hình này có giá trị thương mại lớn, tính thanh khoản tốt, doanh thu từ cho thuê cũng rất ấn tượng.
Tuy nhiên, Shophouse cũng có một vài tồn đọng: Thời gian sở hữu thường chỉ 50 năm. Hơn nữa, giá đầu tư cũng cao hơn nhiều so với căn hộ hay nhà phố thông thường.
6. Officetel
Loại hình Officetel - căn hộ văn phòng - đặc biệt phát triển ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM. Đây là loại hình mới nhưng được đánh giá sẽ trở thành xu hướng trong tương lai với nhiều ưu điểm như giá vừa phải, lợi nhuận cho thuê tốt, có thể đăng ký doanh nghiệp..
Mặc dù vậy, diện tích của Officetel thường khá nhỏ, chỉ tầm 25 - 35m2. Hơn nữa, chi phí vận hành khá cao và quyền sở hữu các dự án này cũng chỉ 50 năm.
Loại hình Officetel đang trở thành xu hướng đầu tư bất động sản mới
7. Phòng trọ cho thuê
Với các nhà đầu tư ít vốn thì đây là loại hình đầu tư Bất động sản khá lý tưởng. Mô hình này không quá tập trung vào tiện ích hay thiết kế vẫn có thể đem lại nguồn lợi nhuận hàng tháng ổn định. Đặc biệt ở các khu đông dân, KCN.. thì hầu như việc kinh doanh đều rất thuận lợi do thị trường lao động sôi nổi, nhu cầu thuê cao.
Nhược điểm của loại hình này là phải đóng thuế, quản lý phức tạp và cũng tốn nhiều chi phí để bảo trì.
8. Nhà xưởng
Loại hình nhà xưởng chủ yếu tập trung tại vùng ven, diện tích lớn, hướng đến đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Mô hình này có lợi nhuận tốt, giá đất công nghiệp cũng đang trên đà tăng mạnh. Nhược điểm là cần nguồn vốn dài hạn, thời gian thu hồi vốn chậm và khó tìm được quỹ đất lớn, thuận tiện giao thông trong bối cảnh thị trường hiện nay.
Nên đầu tư loại hình Bất động sản nào?
Mỗi loại hình BĐS đều có những ưu nhược điểm của nó. Chọn sản phẩm nào phụ thuộc vào tài chính, sở thích, khả năng am hiểu thị trường của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, dù chọn loại hình nào, điều quan trọng cũng cần cân nhắc các yếu tố pháp lý dự án, tính thanh khoản cũng như khả năng sinh lời sản phẩm trong bối cảnh hiện tại. Nhà đầu tư cũng cần chủ động nguồn vốn, tránh vay mượn lướt sóng trong bối cảnh đầy rủi ro hiện nay.
Trên đây là 8 loại hình đầu tư Bất động sản phổ biến nhất hiện nay. Cố gắng không bằng lựa chọn đúng. Chọn dự án tốt, chủ đầu tư uy tín sẽ là nền tảng để bạn có được lợi nhuận bền vững nhất. Nếu đang quan tâm đến các dự án bất động sản tốt nhất, hãy liên hệ đến HappyLand để được tư vấn.